Ổn áp 1 pha nhãn hiệu SUMOEL 7,5KVA

Ổn áp 1 pha nhãn hiệu SUMOEL  7,5KVA

 

  • Lượt xem: 4197

Giá Bán : 5,150,000 VNĐ 


Ổn áp 1 pha nhãn hiệu SUMOEL 7,5KVA

Mã SP: SUMOEL 7,5KVA

Tình Trạng : Còn Hàng

Bảo Hành: 48 Tháng

Ổn áp 1 pha nhãn hiệu SUMOEL  7,5KVA

Dải điện áp:     50V - 250V, 1 pha 

Thông số kỹ thuật máy tự động ổn áp 7,5kva

STT

Thông số kỹ thuật

Đặc điểm – trị số

Ghi Chú

1

Nhãn hiệu (Trandemark)

SUMOEL

 

2

Kiểu dáng (Design)

Đứng

 

3

Điện đầu vào (AC input voltage)

50-250 VAC, 1 Pha

 

4

Điện đầu ra (AC output voltage)

220-100VAC, 1 pha

 

5

Công suất định mức (Cappacity)

7,5KVA

 

6

Độ cách điện nguội

 (insulation resistance)

3.5MΩ

 

7

Tần số công tác (Fequency)

49-62Hz

 

8

Nhiệt độ môi trường cho phép

(Enable temperature of environment)

-5 ºC ÷ 40 ºC

 

 

9

Kích thước: Cao x rộng x sâu

(Size: Hx WxL)

470 x 290 x 435 mm

 

10

Vật liệu lõi từ (Material of code)

Thép silic đẳng hướng

 

11

Dây cuốn (coils) 100%

Đồng

 

12

Vỏ máy (box)

Vỏ thép sơn tĩnh điện

 

13

Nơi lắp đặt (Instalation area)

Trong nhà

 


Chú ý: kiểu dáng và màu sơn máy có thể thay đổi theo nhu cầu của khách hàng và thị trường nên không cần báo trước
Video giới thiệu sản phẩm của công ty cổ phần thiết bị điện 368:
ỔN ÁP:

Nhìn chung các loại ổn áp trên thị trường rất đa dạng. Tuy nhiên ta có thể phân ra làm ba loại chính: ổn áp sắt từ, ổn áp sử dụng rơle, ổn áp sử dụng mạch servo để điều chỉnh điện áp. Do hai mạch sau có liên quan nhiều về những kiến thức điện tử nên sẽ được xét ở môn Điện tử ứng dụng. 
Ở đây chỉ giới thiệu sơ bộ nguyên lý làm việc và sơ đồ khối của chúng.
a. Mạch ổn áp 7.5kva sắt từ:
Nguyên lý cơ bản của mạch này là lợi dụng đặc tính ổn định điện áp của mạch LC để tạo một điện áp ổn định ở đầu ra. Tiêu biểu cho loại này là ổn áp sắt từ 500W của Liên Xô rất thông dụng trên thị trường
Điện áp mào một đầu được nối với biến áp chính hình xuyến đồng thời nối với một cuộn kháng có lỏi sắt hình chữ U để tạo cảm ứng. Đầu giữa của cuộn kháng này được lấy làm ngỏ ra còn đầu kia được nối với một tụ điện khoảng 16mF. Đầu điện áp vào còn lại được đi qua cuộn kháng thứ hai trước khi vào biến áp chính hình xuyến. Một cuộn dây thứ ba quấn chung trên lỏi cuộn kháng thứ hai một đầu nối với đầu cuối của biến áp chính còn đầu kia nối mới đầu còn lại của tụ. 
Do tính chất bảo hòa từ của lỏi sắt và mạch LC, điện áp ở hai đầu ra hầu như không đổi trong khi điện áp đầu vào thay đổi rất nhiều. Sự chênh lệch giữa hai điện áp ra và vào nằm ở hai cuộn kháng trên.
Ưu điểm của loại ổn áp sắt từ là điện áp ra không dao động khi điện áp vào thay đổi, độ ổn định điện áp cao ( 5%) trong khi điện áp vào thay đổi đến 50%. Khuyết điểm của nó là lỏi sắt nóng vì chạy ở chế độ bảo hòa. Vì vậy chỉ nên sử dụng khi công suất trên 50% công suất định mức. Điều cần nhớ thứ hai là không nên để quá gần những thiết bị điện tử dễ bị ảnh hưởng của từ trường như TV, đầu máy VHS vì từ trường của ổn áp sắt từ rất mạnh.
b. Ổn áp sử 7.5kva dụng rơ le
Ổn áp dùng rơ le có cấu tạo tương tự như survolteur chỉ khác ở chỗ là dùng rơle để chuyển đổi điện áp tự động ở cả hai đầu của biến áp. ở đây mạch điện tử đóng vai trò so sánh điện áp, giải mã tín hiệu và điều khiển rơle đóng mơ sao cho điện áp ra chỉ dao động trong một phạm vi nhỏ.
Trong sơ đồ, ta nhận thấy rằng tín hiệu điện áp vào được giảm áp và so sánh với các mức điện áp chuẩn. Sự sai lệch này sẽ được khuếch đại lên và đưa qua bộ giải mã để đóng các rơ le giữ cho điện áp ra ổn định.
Ưu điểm của loại ổn áp này là có cấu tại tương đối đơn giản, giá thành hạ. Khuyết điểm của nó là điện áp ra thay đổi trong một khoảng chứ không ổn định cao như trong trường hợp ổn áp dùng mạch servo, sau một thời gian sử dụng rơle thường bị hư hỏng mặt vít.
c. ổn áp 7.5kva dùng mạch servo:
Để khắc phục những khuyết điểm của mạch ổn áp dùng rơle, người ta chế tạo ổn áp dùng mạch servo. Cấu tạo mạch này gồm một cuộn dây có hai lớp được quấn trên một lỏi sắt hình xuyến. Lớp ngoài của cuộn dây được mài mòn lớp êmay cách điện. Một giá than có gắn động cơ DC được điều khiển bởi một mạch servo. Mạch này có nhiệm vụ lấy điện áp chuẩn ở đầu ra để đem về so sánh và điều khiển động cơ DC quét trên cuộn dây để có được một điện áp ra không đổi.
Điện áp đầu vào một đầu được nối với giá than còn đầu kia nối với đầu dây 110V hoặc 220V. Ngỏ ra được lấy trên cuộn dây sao cho ổn áp có thể làm được cả hai chức năng: tăng áp và giảm áp.
Để bảo vệ quá áp trong trường hợp mạch có sự cố, các nhà sản xuất còn thiết kế thêm bộ bảo vệ quá áp. Khi điện áp cao so với mức chỉnh định, rờ le sẽ tác động làm cắt mạch ra, bảo vệ các thiết bị không bị hư hỏng. Ngoài ra một số loại ổn áp còn có trang bị thêm mạch trể (Delay times) để sử dụng cho tủ lạnh, máy lạnh...Khi điện áp vào nhấp nháy, mạch sẽ tự động cắt. Sau 5 phút mạch mới tự động đóng điện trở lại. Thời gian trể này để cho lượng ga trong tủ lạnh, máy lạnh kịp ngưng tụ về bầu chứa, không bị quá tải trong lúc khởi động làm cháy bơm.
Ưu điểm của loại ổn áp này là điện áp ra rất ổn định, có thể chế tạo công suất từ vài trăm watt đến hàng trăm kW, điện áp vào có thể thay đổi rất rộng và điện áp ra vẫn đứng vững.
Khuyết điểm của chúng là giá thành cao, thời gian điều chỉnh chậm vì phải chờ động cơ quay chổi than. Ngoài ra những hư hỏng về phần cơ khí và điện tử cũng thường hay xảy ra.
d. Hướng dẫn sử dụng

Để có được Ổn áp tốt, phù hợp trong sử dụng và an toàn cho các thiết bị điện, Quý khách lưu ý:
Chọn máy: cần chọn đúng loại có dải điện áp làm việc phù hợp và đủ công suất.
Về điện áp: Bình thường chỉ cần chọn loại máy có dải điện áp làm việc từ 150V đến 250V là đủ. Ở những nơi điện quá yếu thì phải chọn loại dải rộng.
Về công suất: Cần tính đủ theo công suất danh định của thiết bị. Khi điện vào càng yếu thì công suất máy càng giảm. Do đó cần giảm bớt tải cho phù hợp (Xem biểu đồ công suất).
Lắp đặt:
Chuẩn bị: Chọn dây dẫn tốt và đủ lớn (Ví dụ: dây ɸ = 2,5 mm, cho máy 3000VA). Nếu dây dẫn quá nhỏ so với yêu cầu thì sụt áp trên đường dây sẽ lớn, làm giảm công suất máy. Nếu dùng tải lớn nên có cầu dao riêng cho từng tải.
Lắp đặt:
                Đặt máy ở chỗ thoáng mát, khô ráo, dễ quan sát.
                Điện vào: Nối vòa cọc INPUT (vào)
                Điện ra: Lấy từ cọc OUTPUT (ra) hoặc từ ổ cắm.
                Tiếp địa: Cần có dây tiếp địa nối vỏ máy với đất.
                Đóng điện vào máy, để máy chạy không tải ổn định từ 5 ÷ 10 giây, sau đó lần lượt bật từng phụ tải.
Lưu ý khi sử dụng ổn áp 7,5kva, on ap 7,5 kva
·         Không dùng quá tải.
·         Khi mất điện lưới bất thường, nên cắt phụ tải ra khỏi máy ổn áp. Khi nào có điện sẽ lần lượt bật lại.
·         Không để nước rớt vào máy.
·         Không di chuyển khi máy có điện.

Sản phẩm cùng loại


Hỗ trợ trực tuyến

  • Nguyễn Minh

    : 0901 777 348

  • Hương Soan

    : 0986 119 740

  • Nguyễn Nhài

    : 0987 974 666

  • Thanh Hương

    : 0985.127.791

Kinh Doanh Phân Phối

Quảng cáo

Left_Mili

Left_Mili

TRUNG TÂM MUA BÁN ONLINE TOÀN THẮNG

Thống kê:

3 khách online và 15,066,525 lượt truy cập

Giờ mở cửa

Thứ 2 - thứ 7: Từ 8h00 đến 20h00

Chủ nhật: Từ 8h00 đến 17h00

Bảo hành

Thời gian nhận và trả máy bảo hành

Từ 12h00 đến 17h00 hằng ngày, trừ chủ nhật

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT TOÀN THẮNG

» ĐKKD Số: 0106529668 do sở KHĐT Thành Phố Hà Nội cấp ngày 07/05/2014

»  Số 72 - Ngõ 816 - đường Kim Giang - Thanh Trì - Hà Nội

» Điện Thoại: 024.7302 1789

» Email: dienmaytoanthang84@gmail.com

» Website: dienmaytoanthang.com

xem thêm

copyright© 2014 Toàn Thắng | all rights reserved

Lên đầu trang

Máy phát điện Bộ lưu điện UPS Sản phẩm chất lượng